Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định người lái xe nâng lần đầu tiên cần lập một bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Bộ luật này áp dụng cho tất cả các loại giấy chứng nhận lái xe nâng tất cả các tải trọng.
Ngày đăng: 01-11-2018
4,308 lượt xem
– Thời gian đào tạo thường ở các trung tâm hiện nay có khóa học dài hạn và khóa học ngắn hạn. Nên bạn hãy lựa chọn cho mình khóa học phù hợp.
– Kết thúc khóa học các học viên sẽ được cấp chứng chỉ Sơ cấp Nghề lái xe nâng hàng.
– Chứng chỉ lái xe hàng không có thời hạn và có giá trị trên toàn quốc, dù bạn có lái xe ở đâu thì chứng chỉ vẫn có giá trị.
– Hồ sơ để bạn đăng ký học lái xe nâng bao gồm như sau:
+ 1 sơ yếu lý lịch đã có dấu công chứng của địa phương
+ 1 giấy khám sức khỏe
+ Chứng minh thư nhân dân
+ 4 ảnh 4×6
+ Phiếu đăng ký học nghề
– Hoàn thành khóa học ra trường học viên sẽ:
+ Cấp chứng chỉ hành nghề Lái xe nâng hàng
+ Nắm được các kỹ năng vận hành trong xe nâng một cách chuyên nghiệp
+ Cùng với đó là các kỹ thuật nâng hàng trong mỗi góc độ khác nhau như rộng – hẹp
► Phần học lý thuyết xe nâng hàng sẽ chiếm 30% chương trình học gồm các phần lý thuyết cơ bản như sau :
-Học sơ lược về nguyên lý động cơ của xe nâng hàng.
-Tìm hiểu chi tiết về các bộ phận của một chiếc xe nâng hàng.
-Học các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lái xe nâng hàng.
-Cuối cùng sẽ là kiểm tra cơ bản lại những lý thuyết bạn đã học.
(Các loại xe nâng đòi hỏi phải biết lái vui lòng xem tại đây: Xe nâng)
► Phần học thực hành lái xe nâng hàng sẽ chiếm 70% chương trình học gồm các nội dung học như sau :
-Học kỹ thuật lái xe căn bản tiến – lùi, rẽ trái – phải, kết hợp tiến - rẽ trái, kết hợp tiến - rẽ phải, kết hợp lùi – rẽ trái, kết hợp lùi – rẽ phải.
-Học kỹ thuật điều khiển càng nâng hàng lên xuống cơ bản.
-Thực hành nâng hàng đưa hàng lên cao bằng càng nâng hàng.
-Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng xe nâng hàng tốt nhất.
-Kiểm tra tổng quát phần thực hành từ những gì đã học
Gửi bình luận của bạn